Chỉ từ cơn sốᴛ 3 ngày mà bé 8 tuổi đã hết cơ hội sốɴg: Nhắc nhở cha mẹ nên chú ý điều ɴày

todattn

SK

Phải nói là chưa có năm nào như năm nay, trẻ bùng nổ ốm sốt khiến các bệnh viện đông chưa từng có. Ai có con nhỏ chắc cũng trải qua cảnh xếp hàng cả vài tiếng mới đến lượt, thậm chí phải bỏ cuộc vì chờ đợi quá lâu không được khám.

Vài tháng trở lại đây, dịch này chồng dịch khác, bệnh này nối tiếp bệnh kia khiến các em bé gần như không có tháng nào được yên ổn. Nhất là cúm A, cúm B, vi rút hợp bào hô hấp, Adeno, covid, viêm phổi, viêm tai giữa,… Có những em bé nhỏ xíu mà cùng lúc nhiễm nhiều loại bệnh, nằm viện cả tháng không được về.

Trong những lúc khó khăn như vậy, bố mẹ cần hết sức cẩn thận. Thực tế đã có những trường hợp vô cùng thương tâm, những em bé mà lẽ ra sẽ tiếp tục được sống và lớn khôn thì lại ra đi trong ngỡ ngàng, chỉ vì sự chủ quan của bố mẹ.

Mình vừa đọc được trường hợp thương vô cùng trên báo Phụ nữ Pháp luật, chia sẻ ở đây để các mẹ rút kinh nghiệm nhé.

Bắt đầu từ cơn sốt

Em bé 8 tuổi trong câu chuyện này là một bé trai, quê ở Phú Thọ. Sự việc vừa mới xảy ra gần đây khi con bị sốt, có kết hợp với tình trạng nôn. Tuy nhiên, gia đình lại chỉ mua thuốc điều trị tại nhà (do trạm y tế kê đơn) chứ không cho đi viện.

Trẻ bị sốt có thể do nhiễm khuẩn, ảnh minh họa, nguồn: Ybs

3 ngày trôi qua, tình trạng của bé không cải thiện. Lúc được bố mẹ đưa đến viện thì em đã trong trạng thái ‘quá nặng’, không đáp ứng điều trị. Cụ thể là bé xuất hiện cơn co giật, lơ mơ nên gia đình đưa đến cấp cứu ở viện huyện, ngay sau đó đã được chuyển lên viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ để chữa trị. Trong quá trình di chuyển, bé trong trạng thái lơ mơ, phải đặt ống nội khí quản.

Bé được các bác sĩ chẩn đoán mắc cúm B, viêm não – màng não, viêm phổi và xuất hiện cả tình trạng rối loạn đông máu. Quá trình chuyển đến viện, trẻ ở trong tình trạng co giật, ý thức lơ mơ, đã đặt ống nội khí quản.

Tại viện Sản Nhi, sau 8 tiếng điều trị tích cực kết hợp chống phù não, tăng áp lực nội sọ, thở máy. Tuy nhiên, tình trạng sức khỏe của bé vẫn rất xấu.

Bé bị hôn mê, không có phản xạ ánh sáng, đồng tử 2 bên giãn 5mm, tăng áp lực nội sọ. Các bác sĩ đã nhanh chóng dùng các biện pháp cấp cứu ngừng tuần hoàn. Mặc dù có nhịp tim trở lại nhưng vẫn không đều, đồng tử giãn, không có phản xạ ánh sáng.

Các bác sĩ đã cố hết sức nhưng vẫn phải nói với gia đình về  tiên lượng tình trạng trẻ rất nặng. Sau đó, người thân của em bé đã quyết định xin cho con được ‘về bên gia đình’, không tiếp tục chữa nữa.

Thông qua trường hợp đáng tiếc này, dù bé đã 8 tuổi nhưng vẫn có nguy cơ ‘không tỉnh lại’ vì mắc cúm, các bác sĩ cảnh báo tới mọi gia đình không được chủ quan, nhất là khi thấy trẻ sốt.

Thực tế đáng báo động là phần lớn khi trẻ thấy trẻ bị cúm, bố mẹ đều chủ quan tự mua thuốc uống tại nhà mà không cho con đi viện. Thường chỉ đến viện khi trẻ đã rơi vào tình trạng quá nặng, dẫn tới những hậu quả đáng tiếc, không thể cứu vãn nữa.

Qua đây, bác sĩ Trần Thị Thùy Linh – GĐ Trung tâm Tiêm chủng, BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ cũng cho biết hiện bệnh cúm có thể phòng ngừa bằngvắc xin hàng năm. Nhất là với nhóm người ‘yếu thế’ như: Trẻ dưới 2 tuổi, người già, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh nền nên tiêm vắc xin để phòng ngừa vì khi mắc cúm có thể biến chứng nguy hiểm như suy đa tạng, mất cơ hội sống.

Đặc biệt, bố mẹ cũng cần chú ý khi con sốt vì đây là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm dễ gây nhầm lẫn và đánh lạc hướng điều trị. Như trường hợp ở trên trẻ sốt 3 ngày mới cho đi viện là quá chậm trễ dẫn đến hậu quả đáng tiếc. Tốt nhất, hãy cho con đi khám kịp thời để tìm ra nguyên nhân, chữa trị sớm sẽ giảm rủi ro bố mẹ nhé.

Leave a Comment