Trời rét đậm hãy uống 4 cốc nước này mỗi ngày, cơ thể được giữ ấm, ɴội ᴛạɴg khỏe mạnh

todattn

SK

Cứ đến mùa lạnh hàng năm, nhiều người lại cảm thấy loay hoay với những cơn ốm sốt, ho dai dẳng, cảm lạnh, đặc biệt là lúc chuyển mùa và khi nhiệt độ đột ngột xuống thấp, trời rét đậm. Lúc này nếu như cứ bị phụ thuộc quá nhiều bởi thuốc sẽ dẫn đến tình trạng nhờn thuốc, hơn nữa cũng sẽ không có lợi cho hệ tiêu hóa nhất là dạ dày.

Thực tế là ngay trong gian bếp nhà bạn cũng có sẵn các “loại thuốc” có thể làm ấm cơ thể, giữ ấm phổi và nuôi dưỡng nhiều cơ quan. Chúng đặc biệt rất thích hợp để uống trong những ngày trời lạnh, nếu như bạn có thể sử dụng mỗi ngày chắc chắn sẽ đem lại những lợi ích không hề nhỏ.

Trời rét đậm hãy uống 4 cốc nước này mỗi ngày để giữ ấm, khỏe nhiều cơ quan nội tạng - Ảnh 1.

1. Trà quế

Quế là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt, từ xưa chúng được coi là 1 trong 4 vị thuốc quý, tứ bảo của Đông y, đó là: Sâm, Nhung, Quế, Phụ.

Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội): Trong Đông y, quế vị cay ngọt, tính đại nhiệt, hơi có độc, vào 2 kinh can và thận. Có công dụng phát tán phong hàn, thông kinh mạch, phòng ngừa độc khí bên ngoài xâm nhập, chữa cảm gió nhức đầu, cải thiện tuần hoàn máu.

Trời rét đậm hãy uống 4 cốc nước này mỗi ngày để giữ ấm, khỏe nhiều cơ quan nội tạng - Ảnh 2.

Cách làm trà quế giữ ấm ngày lạnh: Trộn 1 muỗng canh mật ong ấm hâm lên và 1/4 muỗng bột quế, pha hỗn hợp cùng nước ấm. Uống hỗn hợp này liên tục trong 3 ngày, mỗi ngày 2 lần giúp chữa chứng ho kinh niên, cảm lạnh và bệnh chảy nước mũi.

2. Trà chanh mật ong

Trong Đông y, mật ong có vị ngọt, tính bình. Có tác dụng ích khí, bổ hư tổn, thanh nhiệt, nhuận táo, giải độc, giảm đau, sát trùng, uống lâu dài làm sáng tai mắt, yên ngũ tạng, kiện toàn sức khỏe, chống lão hóa…

Mật ong pha cùng chanh là thức uống có thể tăng cường miễn dịch của bạn, giúp bạn tránh khỏi các bệnh truyền nhiễm do thay đổi theo mùa. Ngoài ra, chanh và mật ong cũng hỗ trợ phục hồi nhanh chóng từ bệnh tật.

Trời rét đậm hãy uống 4 cốc nước này mỗi ngày để giữ ấm, khỏe nhiều cơ quan nội tạng - Ảnh 3.

3. Trà gừng

Trong Đông y gừng tươi còn có tên gọi là Sinh Khương, có vị cay, tính ấm. Có tác dụng tán hàn, long đờm, thường được sử dụng để chữa các chứng phong hàn và kích thích tiêu hóa.

Do các chất chống oxy hóa và vitamin có trong gừng, uống nước gừng giúp làm sáng da tự nhiên. Hơn nữa, sự hiện diện của Vitamin A và C trong gừng giúp cải thiện kết cấu của tóc. Nó làm sạch máu của bạn và có đặc tính kháng khuẩn giúp điều trị và ngăn ngừa các bệnh ngoài da. Vào những ngày trời lạnh, có thể pha trà gừng nóng uống mỗi ngày để làm ấm người, trị viêm đường hô hấp.

Lưu ý: Vì gừng có tính ấm nên có thể khiến người nóng trong cảm thấy khó chịu hơn khi uống trà gừng. Người có huyết áp cao thì không thể dùng gừng vào đúng thời điểm huyết áp tăng kẻo tình trạng nặng hơn, từ đó có thể gây vỡ động mạch dẫn đến tai biến.

4. Nước chanh gừng

Gừng và chanh đều nổi tiếng về các đặc tính tăng cường miễn dịch. Chanh rất giàu vitamin C, một chất dinh dưỡng chứa nhiều chất chống oxy hóa và có đặc tính tăng cường miễn dịch. Nếu bạn có xu hướng dễ bị nhiễm trùng hoặc đổ bệnh ngay khi thời tiết thay đổi, bạn cần bắt đầu uống trà này để cải thiện khả năng miễn dịch của mình.

Hơn nữa, các nhà nghiên cứu người Ý cho biết cả chanh và gừng đều có khả năng chống nhiễm trùng tuyệt vời, rút ngắn thời gian bị cảm lạnh, ho, cảm cúm và bảo vệ cơ thể bạn khỏi các bệnh nhiễm trùng như salmonella.

Trời rét đậm hãy uống 4 cốc nước này mỗi ngày để giữ ấm, khỏe nhiều cơ quan nội tạng - Ảnh 5.

Đáng nói, sự kết hợp mạnh mẽ giữa chanh và gừng không chỉ có hiệu quả trong việc điều trị bất kỳ rối loạn sức khỏe nào mà còn mang lại cho bạn làn da đẹp hoàn mỹ. Nước chanh gừng có chứa một lượng lớn vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa giúp cải thiện sức khỏe làn da tổng thể của bạn. Sự hiện diện của gừng cũng mang lại đặc tính kháng khuẩn, giúp chống lại nhiễm trùng da, do đó làm sạch da của bạn.

Leave a Comment