5 Cách giảm đau nhức răng vô cùng hiệu quả tại nhà, chẳng cần dùng đến thuốc

Thao Nguyen

SK

Chườm lạnh

Khi bị chấn thương, sưng nướu (lợi), mọc răng khôn, bạn có thể áp dụng cách chườm lạnh. Nhiệt độ thấp sẽ làm giảm lưu lượng máu đến khu vực bị đau nhờ giúp giảm sưng, viêm, giảm cơn đau.
giam-dau-rang-01
Bạn có thể lấy một ít đá để vào chiếc khăn sạch hoặc túi vải rồi áp lên má, vị trí có răng bị đau. Chườm trong khoảng 20 phút. Có thể lặp lại việc chườm đá mỗi 4-6 giờ để giảm đau. Không nên chườm đá trực tiếp vì có thể gây ra tình trạng bỏng lạnh.

Sức miệng bằng nước muối ấm

Súc miệng bằng nước muối hằng ngày sẽ giúp phòng ngừa và giảm đau răng hiệu quả. Bạn có thể dùng nước muối ấm để súc miệng sau mỗi bữa ăn để loại bỏ vụn thức ăn thừa trong khoang miệng.

Có thể tự pha nước muối để sử dụng (một lít nước đun sôi để nguội pha với 9 gram muối) hoặc mua loại nước muối sinh lý bán sẵn. Mỗi lần sử dụng sẽ ngậm và súc miệng trong khoảng 30 giây sau đó nhổ ra. Lưu ý, nếu sử dụng nước muối tự pha thì cần chú ý tỷ lệ, không pha quá mặn hay quá nhạt.

Dùng oxy già (hydro peroxide)
giam-dau-rang-02
Dùng nước oxy già để súc miệng sẽ mang tới kháng khuẩn, giúp giảm đau răng do nhiễm trùng. Lưu ý, không dùng oxy già nguyên chất để súc miệng. Cần phải pha loãng oxy già (hydrogen peroxide 3%) với nước theo tỷ lệ 1:1. Súc miệng bằng dung dịch này trong 30 giây rồi nhổ ra và súc lại bằng nước sạch. Không được nuốt dung dịch oxy già.

Sử dụng thảo mộc
giam-dau-rang-03
Bạn có thể sử dụng các loại thảo mộc có sẵn trong nhà để trị đau răng.

– Sử dụng tỏi: Tỏi có chứa allicin có tác dụng kháng khuẩn, giúp xoa dịu cơn đau răng. Để giảm đau răng, bạn hãy nghiền nát tỏi tươi rồi trộn với một ít muối, pha thêm một chút nước. Đắp hỗn hợp này lên vùng răng bị đau.

– Sử dụng đinh hương: Đinh hương có chứa chất eugenol có tác dụng như một chất gây tê tự nhiên. Đinh hương còn có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn nhờ đó giúp giảm tình trạng nhiễm trùng nướu và răng gây ra đau nhức. Bạn có thể dùng bông gòn thấm vài giọt tinh dầu đinh hương rồi đặt lên khu vực răng bị đau. Ngoài ra, có thể ngậm nụ đinh hương khô rồi nhai mềm, giữ ở khu vực răng bị đau.

– Sử dụng bạc hà: Bạc hà có đặc tính gây tê. Nó còn chứa chất tannin có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm. Vì vậy, sử dụng bạc hà sẽ giúp làm giảm đau răng hiệu quả. Bạn có thể lấy lá bạc hà khô ngâm với nước sôi khoảng 10 phút. Sau đó, lấy phần nước đã để nguội để uống hoặc làm nước súc miệng. Nếu có tinh dầu bạc hà, hãy nhỏ vài giọt lên miếng bông gòn sạch và đặt vào vị trí răng bị đau. Bạn cũng có thể pha vài giọt tinh dầu bạc hà vào nước ấm rồi súc miệng.

Bấm huyệt

Bạn có thể chưa biết nhưng bấm huyệt có thể giúp giảm đau răng.

Bấm vào huyệt hợp cốc (hay còn gọi là huyệt hổ khẩu) nằm ở phần lõm tam giác giữa ngón trỏ và ngón cái khoảng 2 giây rồi thả lỏng 1 giây, lặp lại động tác bấm huyệt trong khoảng 1-3 phút. Sau đổi tay. Theo Đông y, huyệt này là huyệt của khuôn mặt. Bấm vào huyệt này với lực đủ mạnh sẽ giúp giảm đau răng.

Theo lý thuyết về kinh lạc, huyệt huyệt giáp xa chủ trị các vùng bị đau ở mặt và cằm cổ. Day ấn vào huyệt giáp xa nằm giữa xương quai hàm vùng má, từ chân tai đi xuống, nơi lõm vào khi nhai trong vòng 1-3 phút mỗi bên sẽ giúp giảm đau răng trong thời gian ngắn.

Theo các bác sĩ, nếu cơn đau kéo dài quá 24-28 tiếng thì người bệnh nên gặp nha sĩ để được điều trị sớm. Trường hợp đau răng không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến một số vấn đề nghiêm trọng hơn, thậm chí nhiễm trùng lây lan từ vùng răng miệng đến toàn thân.

Leave a Comment