Nghi ngờ vợ, chồng lén lấy tóc con trai xét nghiệm ADN: Kết quả của bác sĩ thật khó tin

todattn

SK

Vì lo sợ phải ‘nuôi con tu hú’, nhiều ông bố đã giấu vợ, lén đi xét nghiệm ADN với mong muốn tìm ra sự thật rằng, rút cục đó có phải con đẻ của mình không.

Có những kết quả giúp họ mãn nguyện, bớt đi những canh cánh bấy lâu,  nhưng có kết quả khiến họ không cam lòng, thậm chí cũng có những kết quả khiến ngay cả những người trong cuộc cũng không ngờ tới các mẹ ạ.

Sự việc mình vừa mới đọc trên báo nên chia sẻ lại cho ai quan tâm nhé

Nhiều người lo lắng phải nuôi con người khác, nên lén đi xét nghiệm ADN. Ảnh minh họa/Nguồn: QQ

Ths. Nguyễn Thị Nga, Giám đốc Trung tâm phân tích ADN và công nghệ di truyền vừa kể một câu chuyện trên báo về anh Trần Văn Phương, ở Nam Định.

Câu chuyện của vợ chồng anh Phương thế này: Vợ chồng đã có với nhau một bé trai, nhưng trước khi họ có em bé, anh Phương đã vô tình phát hiện bằng chứng vợ anh có người khác.

Mặc dù anh vẫn chăm chút, yêu thương vợ con, nhưng lúc nào cũng sống trong đau khổ vì nghi ngờ cậu bé không phải con đẻ của mình.

Và để làm rõ sự thật, anh Phương đã quyết định lén mang vài sợi tóc của con trai đi xét nghiệm ADN với mẫu của mình. Bao ngờ vực bấy lâu đã được giải đáp khi anh nhận được kết quả.

Hồi hộp mở phong bì có kết quả vừa nhận được, chưa kịp vui mừng vì con trai chính là con đẻ của mình, anh Phương rất ‘sốc’ khi nhìn thấy dòng chữ ghi giới tính con mình là ‘nữ’.

Ngay sau đó, anh Phương và chuyên gia Trung tâm đã có cuộc tranh luận gay gắt, anh Phương cho rằng do Trung tâm nhầm lẫn mẫu mới có kết quả này.

‘Vị khách ấy tỏ ra rất khó chịu, cãi nhau tay đôi với tôi. Anh bảo con anh không thể là con trai mà lại bị biến thành con gái được. Điều này chứng tỏ trung tâm đã nhầm với mẫu xét nghiệm của con’, Ths. Nga kể lại.

Tuy nhiên, các nhân viên của Trung tâm đã giải thích rằng không có sự nhầm lẫn nào, mà rất có thể anh Phương đã lấy nhầm mẫu, hoặc ghi sai giới tính con trong bản khai. Dù vậy, anh Phương vẫn kiên quyết khẳng định không thể nhầm lẫn.

Để mọi việc ngã ngũ, bà Nga đã nhờ anh Phương đưa con tới và lấy mẫu máu trực tiếp của hai bố con để xét nghiệm lại.

Hôm anh Phương đưa em bé đến, bà Nga đã có cảm giác em bé này rất lạ. Nhìn bề ngoài bé giống như những bé trai khác và rất nghịch ngợm, nhưng hành động của bé lại có biểu hiện như một người bị rối loạn hành vi.

‘Đáng nói là kết quả xét nghiệm lần này cũng giống y như lần trước. Hai mẫu đều cho kết quả họ có quan hệ cha con và bé có giới tính nữ. Lúc đó, mẫu của bé cũng được đem đi phân tích bệnh và cho thấy bé mắc hội chứng Klinefelelter’, bà Nga chia sẻ.

Có những kết quả ADN khiến người trong cuộc cũng không ngờ tới. Ảnh minh họa. Nguồn: Health

Bà Nga giải thích rằng, bình thường, con trai mang nhiễm sắc thể XY. Nhưng con anh Phương bị bệnh rối loạn nhiễm sắc thể giới tính vì thừa một X, tức mang nhiễm sắc thể XXY.

Chuyên gia này cũng nói rằng, hầu hết nam giới mắc chứng Klinefelter thường chỉ được chẩn đoán ở tuổi trưởng thành khi xuất hiện các dấu hiệu như khó có con, ‘n.g.ự/c phát triển’, khó khăn trong học hành, mệt mỏi, ‘sinh lý’ dưới mức bình thường…

Khi biết con mình mắc hội chứng Klinefelter, anh Phương đã rất đau khổ và tìm cách chạy chữa cho con.

Những bất thường nhiễm sắc thể trong hội chứng này có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác như:

Hệ thống miễn dịch bị suy giảm, đây là tình trạng hệ thống miễn dịch t ấ n công các tế bào hoặc mô trong cơ quan của người bệnh cho đến khi gây ra các bệnh khác nhau như viêm khớp, lupus…

Ngoài ra, hội chứng này còn nguy cơ gây bệnh K vú; Rối loạn nội tiết như tiểu đường; bệnh tim và tắc mạch; Loãng xương thường xảy ra ở những người có hormone testosterone thấp trong một thời gian dài; Vấn đề sức khỏe tâm thần (trầm cảm kéo dài).

Một câu chuyện bất ngờ khác về kết quả xét nghiệm ADN mà bà Nga từng chia sẻ trên báo chí rằng, chị H. (30 tuổi) mang thai trên 3 tháng, muốn sang Đài Loan (Trung Quốc) định cư cùng chồng.

Để làm được điều này, chị H. phải thực hiện thủ thuật chọc ối để xét nghiệm ADN. Tuy nhiên kết quả lại khiến nhiều người bất ngờ rằng, thai nhi là con của bố nhưng không phải con mẹ.

Với kết quả này ai cũng nghĩ có sự nhầm lẫn, nên bà Nga đã nói chuyện trực tiếp với người mẹ trên. Lúc này, chị H. mới kể do hiếm muộn, nên chị từng làm thụ tinh trong ống nghiệm tại một bệnh viện ở Hà Nội.

Chị đã xin trứng của người khác để thụ tinh với ‘con giống’ của chồng (quốc tịch Đài Loan) rồi cấy phôi vào bụng mình. chị H. cũng đinh ninh rằng em bé lớn lên trong bụng mình thì kết quả xét nghiệm sẽ là con mình.

Bà Nga khuyên vợ chồng chị đến Đại sứ quán để trình bày rõ ràng, nếu chị muốn sang quê chồng ở Đài Loan sinh sống.

Vậy nhưng đáng buồn là một thời gian sau, người chồng do hết tình cảm với vợ, nên tại Đại sứ quán, khi chị H. trình bày sự việc, người chồng lại im lặng khi được Đại sứ quán phỏng vấn.

Chính vì vậy mà người vợ sau đó không được cấp visa để sang Đài Loan cùng với chồng mình.

Theo Webtretho

Leave a Comment