Những sai lầm khi nấu canh cua khiến dinh dưỡng bị mất lại dễ rước bệɴʜ vào người

todattn

SK

Canh cua chứa nhiều canxi, sắt, photpho…rất tốt cho sức khỏe của con người. Nhưng khi chế biến bạn nên lưu ý những điều này:

Giá trị dinh dưỡng của canh cua đồng

Cua đồng là loại thực phẩm rất quen thuộc của người Việt, nhất là bà con nông thôn. Cua đồng sinh sống chủ yếu ở ruộng lúa, cũng có ở hồ, ao… Canh cua đồng mát, bổ, dễ ăn, rất giàu canxi và chất dinh dưỡng.

Trong 100g cua đồng cung cấp 87 Kcal, 12,3g protid, 3,3g lipid, 2g glucid. Lượng vitamin và muối khoáng, đặc biệt là canxi trong cua đồng rất cao: trong 100g cua có tới 5.040mg canxi, 430mg photpho, 4,7mg sắt, 2,1 mg vitamin PP…

Chất lượng protid trong cua đồng cũng thuộc loại tốt, qua phân tích người ta thấy có 8/10 axit amin cần thiết gồm lysine, methionie, valine, leucin, isoleucien, phenylalanine, threonine và trytophane.

cach-nau-canh-cua-4

Ngoài giá trị dinh dưỡng, theo sách Hải Thượng Lãn Ông, cua đồng được gọi là điền giải: “Điền giải là cua đồng có vị ngọt lạnh, ít độc, hay sinh phong, tác dụng nối gân tiếp xương, chữa phong nhiệt, trừ mụn độc lở, huyết kết thống”.

Về giá trị dinh dưỡng của canh cua đồng, ngoài các chất dinh dưỡng có trong cua đồng, rau củ nấu cùng cũng cung cấp lượng dinh dưỡng, vitamin cho cơ thể. Canh cua có nhiều chất bổ dưỡng đó là chất đạm, canxi, sắt, đồng thời giúp bổ sung lượng nước và các chất điện giải cho cơ thể khi thời tiết nóng.

Nếu nấu một bát canh cua mồng tơi, mướp, thành phần gồm: thịt cua đồng 55g, mồng tơi 70g, mướp 100g, dầu thực vật 5g, muối 1g thì giá trị dinh dưỡng cung cấp là 120Kcal, protid 9,1g, lipid 7,0g, glucid 5,1g, chất xơ 2,3g, vitamin A 116µg, beta-caroten 1504µg, vitamin C 58mg, canxi 218,7mg, sắt 2,7mg, natri 668,4mg, kali 558,9mg, kẽm 0,4mg.

Cach-nau-canh-cua-ngon-6

Lưu ý khi ăn cua đồng để không hại sức khỏe

– Tuyệt đối không chế biến cua đồng đã chết vì trong cua đồng chết có chất histidine gây dị ứng nổi mề đay, ngứa ngáy, nôn nao, đau đầu, chóng mặt, bị ngộ độc (đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy và một số vấn đề xấu khác đối với sức khỏe…).

– Tuyệt đối không ăn gỏi cua hay uống nước cua sống. Xa xưa, các đô vật trước khi bước vào trận đấu thường uống một bát nước cua đặc để tăng cường sức lực, vật khỏe và dai sức hơn. Những người đấu võ bị đòn đau, có ứ huyết cũng bảo nhau uống vài bát nước cua sống để trị chấn thương, chỗ đau chóng lành. Việc làm này có thể gây hậu quả xấu cho sức khoẻ.

Đúng là trong nước cua đồng có nhiều chất bổ dưỡng nhưng nước cua đồng sống và gỏi cua đều là những món ăn sống có thể chứa nhiều mầm bệnh nguy hiểm gây ngộ độc thức ăn, đặc biệt là bệnh sán lá phổi.

canh-rau-mung-toi-1

Bệnh sán lá phổi tuy ký sinh trong phổi và đẻ trứng ở phế quản nhưng vẫn là một bệnh lây theo đường tiêu hóa. Trứng sán từ phổi bệnh nhân được bài xuất ra ngoài theo đờm, xuống nước và hình thành ấu trùng ở trong. Ấu trùng này ra khỏi vỏ trứng tìm đến một số loài ốc để ký sinh, sau đó vỏ ốc tìm các loài cua và tôm nước ngọt ký sinh dưới dạng nang trùng sán nói trên do đun nấu chưa chín sẽ lây bệnh.

Như vậy ăn gỏi cua và uống nước cua sống là đường lây truyền bệnh sán lá phổi rất thuận lợi nếu trong số cua đồng chúng ta ăn gỏi hoặc giã lấy nước có một số con mang nang trùng sán.

Leave a Comment